Xuất Khẩu Trấu

Trấu là gì?

Trấu là phần vỏ bao bên ngoài của hạt gạo, có tác dụng bảo vệ hạt gạo sinh trưởng, phát triển. Sau khi lúa được thu hoạch và xát thành gạo thì phần trấu bên ngoài sẽ được loại bỏ. Trước đây trấu thường được sử dụng để nhóm bếp nhưng trong vài năm trở lại đây, khi công nghệ ngày càng phát triển, các nghiên cứu về việc ứng dụng của vỏ trấu cũng trở nên đa dạng và phổ biến hơn.

Vỏ trấu nghiền, bột trấu, cám trấu giá rẻ, hàng sẵn, giao hàng nhanh

Là nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao thứ 2 thế giới, cây lúa từ lâu đã gắn liền với đời sống của người dân nước ta. Bên cạnh nguồn lương thực chính là gạo thì cây lúa còn mang đến rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp hữu ích, trong đó có trấu.

Theo bách khoa toàn thư wikipedia, trấu là lớp vỏ cứng bao bên ngoài của hạt gạo, bảo vệ hạt gạo trong mùa sinh trưởng. Thông thường, trấu sẽ được thu hoạt cùng với gạo sau khi loại bỏ phần rơm, khi muốn sử dụng gạo, người ra sẽ mang thóc đi xay xát để loại bỏ phần vỏ là trấu.

Về thành phần, trấu chứa các chất hữu cơ như cellulose, lignin, hemi-cellulose, nito và chất vô cơ. Trong đó lignin chiếm khoảng 25-30%, cellulose chiếm 35-40%. Trong thành phần đó có khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng 25% còn lại sẽ chuyển thành tro.

Phần tro thu được sau khi đốt trấu có chứa đến 80% là silic oxit, đây là thành phần có thể được sử dụng trong rất nhiều các lĩnh vực hiện nay. Như vậy ta có thể thấy trấu là một loại nguyên liệu đốt khá hữu ích với hiệu suất đốt cao, phế phẩm sau đốt còn có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hữu ích.

Biến vỏ trấu thành vật liệu chế tạo pin

 

Vỏ trấu có chức năng gì?

Trước đây, khi công nghệ chưa quá phát triển, vỏ trấu thường là một loại phụ phẩm nông nghiệp và chỉ thường sử dụng để làm chất đốt. Những theo thời gian, khi khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, ứng dụng của vỏ trấu cũng ngày càng đa dạng và phổ biến hơn. Dưới đây là các chức năng của vỏ trấu được tổng hợp bởi vien nen go AT mà bạn có thể tham khảo:

Dùng làm chất đốt

Làm chất đốt vẫn là ứng dụng phổ biến nhất của vỏ trấu hiện nay nhưng khác với việc sử dụng trực tiếp vỏ trấu để đốt trước đây thì hiện nay, người ta sử dụng một số phương pháp chuyên dụng để tăng hiệu suất đốt cho vỏ trấu.

Với ứng dụng này, trấu sẽ được sấy khô, đưa vào một quy trình nén chuyên dụng để nén thành những viên củi trấu có mật độ vỏ trấu cao, giúp tăng hiệu suất đốt đồng thời giúp tiết kiệm không gian vận chuyển.

Dùng làm vật liệu xây dựng

Các nghiên cứu về thành phần của tro vỏ trấu đã cho thấy rằng trong tro vỏ trấu có đến 80% là Silic oxit, một trong những nguyên liệu quan trọng để sản xuất xi măng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng tro vỏ trấu kết hợp với xi măng trong quá trình xây dựng sẽ giúp bê tông trở nên cứng chắc và có khả năng chống xâm thực cao hơn.

Bên cạnh đó, số liệu cũng chỉ ra rằng, trung bình cứ đốt 1 tấn vỏ trấu sẽ tạo ra 180kg tro. Trong 180kg tro này sẽ có 144kg silic oxit nên tro vỏ trấu có thể sử dụng để thay thế trực tiếp cho SiO2 trong xi măng.

Bên cạnh đó, vỏ trấu còn có thể được sử dụng để sản xuất gỗ công nghiệp, cũng là một loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay.

Vỏ trấu nguyên liệu

Dùng để sản xuất silic oxit

Silic oxit có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ là xây dựng, vì thế việc sản xuất và tách silic oxit từ tro vỏ trấu luôn là điều được quan tâm. Theo một nguyên cứu được đưa ra mới đây, để thu được SiO2 có độ tinh khiết cao từ tro vỏ trấu, ta cần đốt vỏ trấu ở nhiệt độ cao, cụ thể là 800 độ C, các thành phần carbon sẽ bị cháy hết chỉ còn lại những hạt SiO2 có độ tinh khiết cao.

Làm thiết bị lọc nước

Các thiết bị lọc nước sạch hiện nay tại nước ta có không ít được ứng dụng từ vỏ trấu. Theo đó, người sản xuất thiết bị này là ông Nguyễn Trọng Việt kỹ sư khoa Máy lạnh và thiết bị nhiệt tại Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 1993. Cụ thể, than vỏ trấu qua một quy trình xử lý đặc biệt đã được tách lấy SiO2 để chế tạo sứ xốp chất lượng cao, phần còn lại là than hoạt tính từ vỏ trấu.

Với quy trình lọc nước này, nước bẩn sẽ đi qua lõi sứ xốp và được lọc thành nước sạch, tiếp theo đó được đưa qua một phần lõi lọc để làm mềm nước. Sau khi được làm mềm, nước sẽ tiếp tục được đưa qua lõi than hoạt tính để lọc lần cuối và mang về thành phẩm nước sạch phục vụ ăn uống.

Làm thiết bị cách nhiệt​

Bột trấu khi được kết hợp với thủy tinh lỏng theo tỷ lệ 5:5 sẽ được đưa vào khuôn và nén lại, hỗn hợp này sẽ tự đóng rắn trong môi trường không khí.

Hỗn hợp từ bột trấu và thủy tinh lỏng rắn, có độ chịu nhiệt cao, giá thành rẻ nên được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống.

Làm giá thể trộn đất trồng cây

Giá thể vỏ trấu có thể được sử dụng để trộn trực tiếp vào các loại đất trồng cây hoặc phủ lên bề mặt cây trồng để giữ ẩm và cung cấp khoáng cho cây cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, trộn trấu vào đất còn giúp đất tơi xốp, giúp cây phát triển mạnh hơn.
 
Tại một công ty ở Đồng Tháp, vỏ trấu được đơn vị này ép thành viên và bán với giá trên 1.000 đồng một kg (tùy từng thời điểm). Bình quân mỗi tháng cơ sở sản xuất khẩu 10.000 tấn củi trấu viên sang thị trường Hàn Quốc và châu Âu.

Còn tại An Giang, giá trấu tươi khoảng 700 đồng một kg, còn giá thành phẩm bán sỉ 1.300-1.400 đồng một kg. Mỗi cơ sở ép trấu tại huyện Thoại Sơn (An Giang) một giờ cho ra khoảng 300-400 kg củi trấu thành phẩm. Hiện, tại các địa phương có diện tích trồng lúa lớn của tỉnh An Giang như: Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Tân Châu, Tri Tôn… cũng đã có nhiều nhà máy củi trấu mọc lên để sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Cũng là loại mà trước đây nông dân Việt Nam thường đốt bỏ đi thì mấy năm trở lại đây lõi ngô được khá nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, châu Âu săn lùng.

XUẤT KHẨU PHẾ PHẨM NÔNG NGHIỆP: ‘KHO BÁU’ TỪ… VỎ TRẤU

Images

Sản xuất củi trấu ở Thoại Sơn – Ảnh: Ngô Xuân

Nếu như An Giang được biết đến là xứ lúa của cả nước thì H.Thoại Sơn chính là vựa lúa của tỉnh biên giới Tây Nam này. Dọc theo các tuyến kênh Núi Chóc – Năng Gù, Ba Thê, Thoại Hà… mọc lên hàng chục nhà máy xay xát quy mô lớn.

Từ “của nợ” thành đắt đỏ

Khoảng 6 – 7 năm trở về trước, mỗi khi vào vụ thu hoạch lúa, các nhà máy chạy hết công suất, thì người dân lại khổ tâm với trấu. Trấu cất đụn lớn phía sau các nhà máy, chảy tràn xuống bờ kênh khiến dòng nước nổi lềnh bềnh một mảng màu vàng rực, phủ kín mặt sông. Thời điểm đó, các chủ nhà máy bán trấu cho các lò gạch giá rẻ bèo, chủ yếu tính công gánh trấu lên xuống ghe. “Mỗi khi vào mùa xay xát lúa là nước dưới kênh Ba Thê không xài được, xuống tắm thì ngứa ngáy khắp người” – bà Nguyễn Thị Mai, xã Vọng Đông (H.Thoại Sơn), nhớ lại.

Bây giờ thì giá trấu trở nên đắt đỏ bởi sản lượng xay xát ra bao nhiêu đều được đưa vào máy ép củi trấu. “Nếu như lúc trước, giá trấu chỉ có 50 – 100 đồng/kg mà các lò gạch còn chê lên chê xuống thì bây giờ, giá trấu tươi đã lên đến 700 đồng/kg cũng không có mà bán. Tính ra ép củi trấu tiện lợi hơn rất nhiều, vừa đỡ tốn mặt bằng chứa trấu, vừa thu lợi nhuận cao. Củi trấu làm ra bao nhiêu có đối tác tới thu mua hết”, ông Trương Hoàng Vân, Giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Vĩnh Phú (ấp Bắc Thạnh, xã Thoại Giang, H.Thoại Sơn), chia sẻ.

Cùng với kinh doanh nhà máy xay xát, cách nay 8 năm, ông Vân đầu tư thêm nhà máy ép củi trấu vận hành bằng điện. Bình quân mỗi giờ, nhà máy cho ra từ 400 – 500 kg củi trấu thành phẩm, bán giá sỉ từ 1.300 – 1.400 đồng/kg (gấp đôi giá trấu nguyên liệu). Khi xay xát ít, ông Vân cho vận hành máy ép củi trấu vào ban đêm nhằm tận dụng giá điện rẻ hơn giờ thấp điểm. Vào vụ sản xuất chính, máy phải hoạt động thêm ban ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu. “Lợi thế lớn nhất là trong quá trình xay xát, mình đưa trấu vô thẳng bồn dự trữ của máy ép củi trấu. Cả dây chuyền ép cần sử dụng 7 lao động tại chỗ”, ông Vân giới thiệu.

Chuyên gia nước ngoài phát hiện “vàng”

Đến nay, đa phần các nhà máy xay xát lớn ở vựa lúa Thoại Sơn đều đã đầu tư thêm máy ép củi trấu. Ở các địa phương khác có diện tích trồng lúa lớn của tỉnh An Giang như: Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân, Tân Châu, Tri Tôn… nhà máy củi trấu cũng không còn xa lạ. Sản phẩm làm ra, ngoài tiêu thụ nội địa, một số đơn vị còn thu gom xuất khẩu, được nhiều quốc gia ưa chuộng bởi khi đốt không gây ô nhiễm môi trường. “Hiện nay, thị trường xuất khẩu củi trấu chủ yếu là Đông Nam Á và một số nước châu Á. Chúng tôi đang nghiên cứu cải tiến mẫu mã, sản xuất loại củi trấu có kích thước nhỏ hơn và củi trấu viên để xuất khẩu sang châu Âu. Qua tìm hiểu, nhu cầu mua củi trấu để làm nhiên liệu đốt và sưởi ấm vào mùa đông của các quốc gia này rất lớn”, một doanh nghiệp sản xuất củi trấu ở vùng nếp Phú Tân tiết lộ.

Đại diện một doanh nghiệp ở TP.HCM chuyên thu gom củi trấu xuất khẩu cho biết: Một tấn củi trấu xuất khẩu có giá khoảng 20 triệu đồng, mỗi năm trung bình xuất được 40.000 tấn, chủ yếu đi các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Cũng phải nhìn nhận việc biến vỏ trấu từ thứ phế phẩm thành năng lượng có giá trị cao phải kể đến công lao của các chuyên gia nước ngoài. “Lúc trước, chúng tôi dẫn các nhà khoa học Thụy Điển đi khảo sát thực tế sản xuất nông nghiệp ở An Giang. Khi trèo lên đống trấu cao ngất ở các nhà máy xay xát, họ đã nói rằng: Các bạn đang đi trên đống vàng có biết không?”, PGS-TS Nguyễn Thị Vân Hà, Trưởng khoa Môi trường – Trường đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, nhớ lại.

Còn theo bà Phạm Ngọc Xuân, Giám đốc Ban Quản lý dự án hợp tác giữa An Giang với Thụy Điển, đối với chiết xuất sillica từ tro trấu, giá tham khảo trên thị trường lên đến 50.000 USD/kg.

Lợi Ích Khi Xuất Khẩu Online Cùng BKTGo: 

– Tiếp Cận Khách Hàng Toàn Cầu: Xuất khẩu online không chỉ là việc bán hàng, mà là việc kết nối với lòng đam mê và nhu cầu của hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng đáng kể.
– Tăng Giá Trị Thương Hiệu: Sản phẩm của bạn không chỉ được bán, mà còn được đánh giá cao với chất lượng và giá trị, giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên bảng xếp hạng thế giới.
– Nguồn Nhu Cầu Đa Dạng: Khám phá những thị trường mới và tối ưu hóa sản phẩm của bạn để thu hút nguồn nhu cầu đa dạng từ khách hàng trên khắp thế giới.
 

Tại Sao Lựa Chọn BKTGo ? 

– Nghiên Cứu Thị Trường Sâu Rộng: BKTGo không chỉ đưa sản phẩm của bạn đến thế giới, mà còn đưa thế giới đến sản phẩm của bạn. Nhờ vào nghiên cứu thị trường chi tiết, chúng tôi biết cách tối ưu hóa sản phẩm để thu hút họ.
– Website và Thương Hiệu Độc Đáo: Chúng tôi không chỉ xây dựng trang web, mà còn tạo nên một câu chuyện độc đáo cho thương hiệu của bạn, thu hút mọi ánh nhìn và trái tim trên thế giới.
– Chiến Lược Quảng Cáo Tinh Tế: Tận dụng chiến lược quảng cáo đa kênh thông qua các nền tảng nổi tiếng như Tiktok, Youtube, Google Ads, Facebook, WhatsApp, Instagram để kết nối sản phẩm của bạn với hàng triệu trái tim khác nhau.
– Tiết Kiệm Chi Phí, Tối Đa Hóa Hiệu Quả: Với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các giải pháp khác, BKTGo không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách, mà còn đảm bảo hiệu quả và sự độc đáo của chiến dịch quảng cáo của bạn.
Bài viết liên quan
Support VietNam