Quy trình và thủ tục xuất khẩu súp lơ
Súp lơ là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng được sử dụng trong mỗi bữa ăn của nhiều gia đình. Đặc biệt nắm bắt được tiềm năng sử dụng súp lơ nên nhiều doanh nghiệp đang đẩy mạnh vào việc xuất khẩu súp lơ để mang lại nguồn ngoại tệ. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay chưa nắm rõ về quy trình xuất khẩu súp lơ cũng như thủ tục xuất khẩu. Trong bài viết này BKTGo sẽ chỉ ra quy trình cũng như thủ tục cần thực hiện khi xuất khẩu súp lơ sang thị trường nước ngoài nhé.
Súp lơ là gì?
Tên khoa học của súp lơ là Brassica oleracea thuộc họ thảo rất giàu hợp chất phenolic. Hợp chất phenolic có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và kháng ung thư rất tốt.
Giá trị dinh dưỡng có trong súp lơ
– 25 calorie
– 2g protein
– 0,2mg vitamin B6
– 2,5g chất xơ
– 57mcg folate
– 16mcg vitamin K
– 0,1g chất béo
– 46,4mg vitamin C
– 44mg phốt pho
– 303mg kali
– 0,2mg mangan
– 0,7mg axit pantothenic
– 0,1mg vitamin B1
Công dụng của súp lơ
– Chứa nhiều chất chống oxy hóa và có tác dụng lợi tiểu.
– Súp lơ giúp điều trị hiệu quả tình trạng thiếu máu, loãng xương
– Súp lơ giúp ngăn ngừa các bệnh như tim, đái đường, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, đột quỵ…
– Hàm lượng calo ít nên đây là món ăn yêu thích cho ai đang giảm cân

Quy trình và thủ tục xuất khẩu súp lơ
Doanh nghiệp khi xuất khẩu súp lơ cần chuẩn bị những giấy tờ cũng như thủ tục dưới đây:
Thủ tục xuất khẩu súp lơ là gì?
Thủ tục xuất khẩu súp lơ là quy trình mà các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu súp lơ sang thị trường nước ngoài theo quy định hiện hành để thực hiện quá trình xuất khẩu hàng hóa hợp pháp.
Mã HS của súp lơ
Thông qua mã số HS sẽ giúp cơ quan hải quan truy xuất được thuế phí của mặt hàng cần xuất khẩu.
Mã HS của súp lơ là: 07041010
Kiểm dịch thực vật
Theo thông tư 33/ BNNPTNT/2041 doanh nghiệp khi xuất khẩu súp lơ cần phải điền theo tờ khai về kiểm dịch thực vật. Nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu súp lơ sẽ phải kiểm tra tại kho đóng hàng.
Quy định đạt chuẩn Vietgap
Khi xuất khẩu súp lơ sang thị trường nước ngoài phải đảm bảo súp lơ được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap do đó người dân và doanh nghiệp cần lưu ý:
– Giống cây súp lơ có khả năng chống sâu bệnh, cho sản lượng cao
– Khu vực trồng không chứa hóa chất hoặc kim loại nặng, nguồn nước đảm bảo
– Lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp quy định
– Thời gian cách ly phân bón và thuốc bảo vệ thực vật phải theo quy định chung.
Quy trình xuất khẩu súp lơ
Bước 1: Kiểm tra súp lơ có được phép nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu hay không
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cho súp lơ thì công ty, doanh nghiệp phải kiểm tra xem đây có phải mặt hàng được chấp nhận tại thị trường xuất khẩu hay không? Súp lơ xuất khẩu có đạt đủ tiêu chuẩn về chất lượng chưa? Việc kiểm tra như vậy giúp doanh nghiệp lựa chọn được thị trường nhập khẩu súp lơ phù hợp nhất và tiết kiệm thời gian, công sức.
Bước 2: Thủ tục xuất khẩu súp lơ và kiểm dịch
Mỗi một thị trường khi nhập khẩu hàng hóa sẽ có những quy định riêng, tuy nhiên nhìn chung khi xuất khẩu súp lơ doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau:
Về cơ bản, các thị trường thường có một số yêu cầu buộc các doanh nghiệp đáp ứng được khi tiến hành làm thủ tục xuất khẩu su hào:
– Súp lơ phải được chiếu xạ
– Súp lơ đã được kiểm dịch thực vật
– Chứng nhận súp lơ được trồng và thu hoạch từ vùng nguyên liệu đạt chuẩn
– Đảm bảo về chất lượng: Hàm lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp, ngoại hình đẹp không xuất hiện sâu bệnh hoặc dập nát…
– Đảm bảo tiêu chuẩn về cách đóng gói súp lơ, đảm bảo súp lơ không hư hỏng trong quá trình vận chuyển và đạt được chất lượng tốt nhất khi tới thị trường nhập khẩu.

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu súp lơ
Dựa theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu súp lơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Hóa đơn bán hàng (Bill);
– Hóa đơn đỏ (Invoice);
– Danh sách hàng (Packing list);
– Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);
– Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);
– Giấy chứng nhận hun trùng (FUMIGATION);
– Hợp đồng xuất khẩu nông sản với đối tác nước ngoài
Doanh nghiệp khi xuất khẩu súp lơ lần đầu sẽ có cán bộ của chi cục đến để kiểm tra lấy mẫu có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu hay không. Tuy nhiên với những doanh nghiệp xuất khẩu súp lơ nhiều lần thì chỉ cần mang mẫu hàng hóa xuất khẩu cùng với các giấy tờ bộ hồ sơ cần thiết khi đăng ký kiểm dịch. Nếu mặt hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sẽ tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch theo quy định chung. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cập nhật quy trình xuất khẩu khoai tây mới nhất
Bước 4: Chuẩn bị giao hàng súp lơ xuất khẩu
Để chuẩn bị giao hàng súp lơ xuất khẩu thì công ty phải dựa theo kế hoạch sản xuất. Doanh nghiệp phải căn chỉnh thời gian đơn vị vận chuyển đi – đến tại cảng, đóng gói súp lơ vào các container và chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai báo hải quan.
Bước 5: Khai báo hải quan về mặt hàng súp lơ xuất khẩu
Việc khai báo hải quan về mặt hàng súp lơ sẽ dựa vào số liệu lúc đóng hàng hóa và có thể tiến hành khai báo điện tử để rút ngắn thời gian chờ đợi.
Bước 6: Thông quan hàng hóa xuất khẩu
Hy vọng với những thông tin về việc xuất khẩu súp lơ mà BKTGo vừa chia sẻ ở phía trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xuất khẩu hàng hóa. Nếu trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu súp lơ doanh nghiệp của bạn gặp bất kỳ khó khăn nào hãy liên hệ với BKTGo để được giải đáp nhé!
Lợi Ích Khi Xuất Khẩu Online Cùng BKTGo:
Tại Sao Lựa Chọn BKTGo ?
