Tại Việt Nam, cứ 100kg phụ phẩm chế biến thủy sản sẽ thu được 20kg bột cá và 21kg mỡ cá. Điều này có nghĩa mỗi năm có khoảng 150.000 tấn mỡ cá và 160.000 tấn bột cá khô được cung cấp ra thị trường (theo Tổng cục thủy sản năm 2022), cùng với đó là nhu cầu xuất khẩu về các mặt hàng này cũng phát triển theo. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về thủ tục xuất khẩu dầu cá, mỡ cá tại BKTGo bạn nhé!
Dầu cá, mỡ cá được dùng để làm gì?
Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu về các ứng dụng của dầu cá, mỡ cá tại Việt Nam hiện nay.
Mỡ cá (cá tra, cá ba sa, gọi chung là cá da trơn) là phụ phẩm trong quá trình chế biến thủy sản. Thành phần trong mỡ cá là các loại axit béo không no chiếm đến 80%. Mỡ cá có thể ứng dụng được trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
– Thực phẩm (dầu ăn từ mỡ cá, shortening (1), margarine (2)…)
– Dược phẩm
– Thức ăn chăn nuôi (cho gia súc, gia cầm, thủy hải sản)
– Sản xuất biodiesel (diesel sinh học)
– Và một số ứng dụng trong các ngành công nghiệp khác.
Mỡ cá hiện được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống
Dầu cá cũng là một phụ phẩm thu được khi chế biến thủy sản. Dầu cá là loại dầu được chế biến từ mỡ cá. Hiện nay có 2 loại dầu cá gồm:
– Dầu cá thô
– Dầu cá tinh luyện (Olein (3) và Stearin (4) dưới dạng bán thành phẩm hoặc thành phẩm).
Dầu cá cũng được ứng dụng nhiều trong ngành dược phẩm, thức ăn, hóa mỹ phẩm, sản xuất (như: nến, chất kết dính, chất đánh bóng kim loại, giấy chống thấm)…
Thủ tục xuất Khẩu Mỡ Động Vật
Mặt hàng mỡ động vật không thuộc diện cấm xuất khẩu, xuất khẩu có điều kiện theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ nên công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thông thường khác.
– Thủ tục và hồ sơ hải quan thực hiện theo Điều 16, Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5, 7 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.
Trước khi làm thủ tục xuất khẩu Công ty nên liên hệ với đối tác nơi nhập khẩu để kiểm tra xem nước nhập khẩu có yêu cầu phải kiểm tra chất lượng hay không để bổ sung hồ sơ cho phù hợp, tránh bị trả lại hàng hoá sau khi đã xuất khẩu.
Đề nghị công ty tham khảo nội dung quy định trên để thực hiện. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị công ty liên hệ trực tiếp với Chi cục Hải quan nơi dự kiến đăng ký tờ khai hoặc liên hệ với BKTGo để được hướng dẫn cụ thể.
Lợi Ích Khi Xuất Khẩu Online Cùng BKTGo:
Tại Sao Lựa Chọn BKTGo ?
