Xuất Khẩu Mật Ong

Thủ tục xuất khẩu mật ong sang EU chi tiết

Đa số sản lượng mật ong tại Việt Nam hiện nay đang cung cấp cho thị trường xuất khẩu, trong đó chủ yếu là thị trường Mỹ. Vậy thủ tục xuất khẩu mật ong sang EU và Mỹ gồm những gì? Theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu chi tiết về thủ tục hải quan xuất khẩu mật ong!

Các quy định pháp lý của thị trường EU về mật ong nhập khẩu

Các quy định pháp lý của thị trường EU về mật ong nhập khẩu

Quản lý chất lượng hàng hóa nhập khẩu luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu đối với nhà nhập khẩu Châu Âu. Bởi đối với thị trường Châu Âu, vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu khi nhập khẩu hàng hóa. Đặc biệt trong bối cảnh tình trạng khan hiếm mật ong trên thị trường dẫn tới việc pha trộn, không rõ nguồn gốc xuất xứ mật ong và nguồn cung mật ong gặp phải nhiều vấn đề như mức độ hydroxymethylfurfural cao, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật cao, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm càng được EU đặt ra nghiêm ngặt. 

Chính vì vậy, khi xuất khẩu mật ong sang Châu Âu, doanh nghiệp Việt cần tuân thủ theo các quy định bắt buộc mang tính pháp lý. Tất cả các quy định pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm của Châu Âu đều dựa trên các nguyên tắc về truy xuất nguồn gốc xuất xứ,  phân tích rủi ro và các biện pháp phòng tránh. 

Dưới đây là một số quy định pháp lý của thị trường EU về mật ong nhập khẩu:

  • Quy định pháp lý của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm được áp dụng với tất cả mật ong nhập khẩu vào EU dựa theo Luật thực phẩm chung EU (Quy định EC 178/2002).
  • Các nhân, đơn vị kinh doanh như nhà chế biến mật ong cần phải tuân thủ theo quy định pháp lý của EU về vệ sinh an toàn thực phẩm (Quy định EC 852/2004).
  • Mỗi đợt lô hàng mật ong xuất khẩu phải đi kèm theo giấy chứng nhận y tế, ký và đóng dấu bởi một cơ quan về an toàn vệ sinh thực phẩm được chỉ định ở nước xuất khẩu. Mẫu chứng nhận y tế tham khảo tại Phụ lục VI của Quy định EC 1664/2004. 
  • Quy định EC 470/2009, kết hợp với các Phụ lục của Quy định EC 2377/90 có đưa ra mức giới hạn dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật (MRL) đối với việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cho phép như antibiotics, áp dụng đối với ong lấy mật. Nếu sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa các chất dược lý không được liệt kê trong phụ lục này sẽ bị cấm nhập khẩu hoàn toàn. 

Thủ tục xuất khẩu mật ong sang EU chi tiết

Lợi ích của mật ong với người bệnh tiểu đường - Báo Quảng Ninh điện tử

Chính sách pháp lý

Căn cứ theo mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT, mật ong thuộc sản mục động vật và các sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch thực vật. Chính vì vậy, trước khi xuất khẩu, cá nhân, đơn vị phải tiến hành làm thủ tục đăng ký kiểm dịch tại Chi cục Thú y vùng hoặc Chi cục kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục thú y.

Đối với mật ong xuất khẩu sang Mỹ, EU, Tổng cục hải quan ban hành công văn số 4415/TCHQ-GSQL quy định rõ về thủ tục hải quan đối với mật ong và các sản phẩm từ mật ong. Theo đó, khi làm thủ tục xuất khẩu mật ong và các sản phẩm từ mật ong sang thị trường Mỹ, EU, cần phải xuất trình thêm giấy chứng nhận kiểm dịch trong đó có xác nhận rõ hàm lượng Chloramphenicol. 

Mã HS Code và quy định thuế quan

Đối với mặt hàng mật ong tự nhiên (mã HS 04090000), các nước EU áp dụng thuế suất nhập khẩu tối huệ quốc đối với mật ong nhập khẩu từ Việt Nam, mức thuế suất là 17,30%.

Đối với mặt hàng mật ong nhân tạo có mã HS Code 17029020, đã hoặc chưa pha trộn với mật ong tự nhiên, các nước EU áp dụng thuế suất nhập khẩu là 10,28%.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu mật ong

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu mật ong gồm có các loại giấy tờ, chứng từ sau: 

  • Tờ khai hải quan được quy định tại mẫu số 02 phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. 
  • Hóa đơn thương mại hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương.
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch mật ong xuất khẩu bản chính. Trong giấy chứng nhận kiểm dịch phải có xác nhận hàm lượng Chloramphenicol theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.
  • bản chụp giấy tờ chứng minh cá nhân, tổ chức đủ điều kiện xuất khẩu mật ong theo quy định của pháp luật.
  • Hợp đồng ủy thác nếu cá nhân, đơn vị sử dụng dịch vụ ủy thác xuất khẩu của một bên thứ ba. 

Trên đây là chi tiết về thủ tục xuất khẩu mật ong. Hy vọng những thông tin được chia sẻ ở bài viết mang tới cho cá nhân, đơn vị xuất khẩu nhiều thông tin bổ ích. Liên hệ ngay tới BKTGo nếu quý khách hàng đang có nhu cầu xuất khẩu hay tư vấn thủ tục hải quan!

Mật Ong: Đặc Điểm, Công Dụng và Các Bài Thuốc Trị Bệnh

Lợi Ích Khi Xuất Khẩu Online Cùng BKTGo: 

– Tiếp Cận Khách Hàng Toàn Cầu: Xuất khẩu online không chỉ là việc bán hàng, mà là việc kết nối với lòng đam mê và nhu cầu của hàng triệu người tiêu dùng trên thế giới, mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng đáng kể.
– Tăng Giá Trị Thương Hiệu: Sản phẩm của bạn không chỉ được bán, mà còn được đánh giá cao với chất lượng và giá trị, giúp thương hiệu của bạn tỏa sáng trên bảng xếp hạng thế giới.
– Nguồn Nhu Cầu Đa Dạng: Khám phá những thị trường mới và tối ưu hóa sản phẩm của bạn để thu hút nguồn nhu cầu đa dạng từ khách hàng trên khắp thế giới.
 

Tại Sao Lựa Chọn BKTGo ? 

– Nghiên Cứu Thị Trường Sâu Rộng: BKTGo không chỉ đưa sản phẩm của bạn đến thế giới, mà còn đưa thế giới đến sản phẩm của bạn. Nhờ vào nghiên cứu thị trường chi tiết, chúng tôi biết cách tối ưu hóa sản phẩm để thu hút họ.
– Website và Thương Hiệu Độc Đáo: Chúng tôi không chỉ xây dựng trang web, mà còn tạo nên một câu chuyện độc đáo cho thương hiệu của bạn, thu hút mọi ánh nhìn và trái tim trên thế giới.
– Chiến Lược Quảng Cáo Tinh Tế: Tận dụng chiến lược quảng cáo đa kênh thông qua các nền tảng nổi tiếng như Tiktok, Youtube, Google Ads, Facebook, WhatsApp, Instagram để kết nối sản phẩm của bạn với hàng triệu trái tim khác nhau.
– Tiết Kiệm Chi Phí, Tối Đa Hóa Hiệu Quả: Với chi phí chỉ bằng một phần nhỏ so với các giải pháp khác, BKTGo không chỉ giúp bạn tiết kiệm ngân sách, mà còn đảm bảo hiệu quả và sự độc đáo của chiến dịch quảng cáo của bạn.
Bài viết liên quan
Support VietNam