Thủ Tục Xuất Khẩu Đường Mía
Đường mía không nằm trong danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu. Vì vậy, cá nhân, đơn vị có thể xuất khẩu đường mía bình thường. Bên cạnh đó, đường mía cũng không nằm trong danh mục hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu nên không cần giấy phép xuất khẩu.
Vậy cách làm thủ tục xuất khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép xuất khẩu không? Quy trình xuất khẩu ra sao? Trong khuôn khổ bài viết này, BKTGo sẽ cùng tìm hiểu và giải đáp cho bạn về Thủ tục xuất khẩu đường mía.
1. Mã HS đường mía
Đường mía có mã HS tham khảo là:
1701 Đường mía hoặc đường củ cải và đường sucroza tinh khiết về mặt hoá học, ở thể rắn.
17011200 Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu:Đường củ cải
17011300 Đường mía đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này
17011400 Các loại đường mía khác
17019100 Loại khác:Đã pha thêm hương liệu hoặc chất màu
170199 Loại khác:
17019911 Đường đã tinh luyện: Đường trắng
17019919 Loại khác
17019990 Loại khác
2. Thủ tục hải quan xuất khẩu đường mía
Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu đường mía gồm có những giấy tờ, chứng từ sau:
-
Tờ khai hải quan
-
Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
-
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Hợp đồng thương mại (Sales Contract) (nếu có)
-
Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
-
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Và một số chứng từ có thể cần phải có theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu:
-
Certificate of Origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) (C/O)
-
Các chứng từ liên quan khác,…
3. Lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu đường mía
3.1 Giấy phép kinh doanh
Để tiến hành thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và kinh doanh thực phẩm là đường mía, doanh nghiệp phải tiến hành xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
-
Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có)
-
Ngành và nghề kinh doanh
-
Số vốn kinh doanh chi tiết
-
Số lao động
-
Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
3.2 Giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối với hàng hóa xuất khẩu là thực phẩm thì cần đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Trước khi làm thủ tục xuất khẩu đường mía phải có sự cấp phép của Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm bao gồm:
-
Đơn đề nghị
-
Giấy phép Đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm cụ thể.
-
Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
-
Giấy xác nhận đủ về điều kiện sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
-
Giấy xác nhận đã được Tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Thời gian thực hiện loại giấy tờ này là trước 20 -25 ngày đưa hàng đi xuất khẩu.
3.3 Công bố chất lượng sản phẩm
Trước khi thực hiện thủ tục xuất khẩu đường mía, doanh nghiệp phải tiến hành Công bố chất lượng sản phẩm. Đây là thủ tục quan trọng nhằm đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hồ sơ bố chất lượng sản phẩm, bao gồm:
-
Bản tự công bố sản phẩm;
-
Mẫu sản phẩm;
-
Mẫu nhãn hoặc hình ảnh nhãn sản phẩm
-
Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh
-
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm
-
Thời gian thực hiện kiểm nghiệm trong vòng 07 ngày. Sau đó sẽ đăng tải lên cổng thông tin điện tử trong 03 ngày.
Lợi Ích Khi Xuất Khẩu Online Cùng BKTGo:
Tại Sao Lựa Chọn BKTGo ?